5-01-01

Tiềm năng phát triển của các thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam

14.09.2022 - Những Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) chính là những đầu tàu trong phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt là 5 Thành phố trực thuộc TW lớn nhất ở Việt Nam. Đây chính là 5 vùng kinh tế động lực phát triển đất nước, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bạn đã biết 5 thành phố trực thuộc TW này chưa? Hãy cùng New Đà Thành tìm hiểu để biết thêm nhiều thông tin hơn.

Khái quát về TP trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc TW là gì?

Là đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền nhà nước trung ương, có các đơn vị trực thuộc là các quận, huyện, thị xã. Đây là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, thuộc loại các đô thị trung tâm cấp quốc gia.

Đặc điểm

Các thành phố trực thuộc trung ương là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển hàng đầu. Đặc biệt là có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội. Nó hội tụ đầy đủ các yếu tố làm tiền đề và tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa cho quốc gia chứ không phải chỉ bó hẹp trong một khu vực (tỉnh) hay một vùng (liên tỉnh).

Những thành phố này là nơi có cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại. Hội tụ công nghệ khoa học và nhiều cơ sở giáo dục đào tạo bậc cao trong cả nước - nơi đào tạo những hiền tài cho quốc gia. Có dân cư tập trung đông đúc, dân trí cao - là nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Hệ thống giao thông vận tải những nơi này tương đối phát triển, tạo sự thuận lợi vận chuyển, giao thoa kinh tế, thương mại giữa các vùng, các quốc gia. 

Ngoài ra, đây là những nơi sở hữu các lợi thế về phát triển du lịch, văn hóa, các trung tâm giải trí, thể thao. Đặc biệt là phát triển về truyền thông, ngoại giao - một lợi thế quan trọng cho việc phát triển đất nước trong thời đại 4.0 hiện nay.

5 thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam - động lực phát triển kinh tế chính của nước ta

Hà Nội

Hà Nội chính là thủ đô của nước ta - nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Có vị thế là trung tâm đầu não hành chính, chính trị quốc gia. Là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước. Là một trong các trung tâm lớn về kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

 

Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội

Từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long, nơi đây đã được công nhận là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước. Đây là vùng đất của nền văn hóa dân gian với hàng loạt câu chuyện truyền thuyết, câu ca dao, tục ngữ. Thêm vào đó là những lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận.

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 15) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã chỉ ra: “Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước”. Nghị quyết 15 cũng đã đưa ra định hướng “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước cùng phát triển”. Khi các vùng đều phát triển, liên kết bền vững sẽ làm bàn đạp để Hà Nội phát triển xứng tầm là Thủ đô, là TP văn minh - văn hiến - hiện đại.

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (hay Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục quan trọng ở Việt Nam. Là đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng và vừa là cửa ngõ giao thương quốc tế. Sở hữu vị trí đắc địa nằm ở ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Và là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.

Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Là trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. 

Đây là thành phố hạt nhân, đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Với vị trí trung độ của Việt Nam, Đà Nẵng có vị trí trọng yếu về cả kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Nơi đây là một đô thị biển và là đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Thành phố Đà Nẵng


Trong những năm gần đây, Đà Nẵng rất tích cực đầu tư xây dựng CSHT, cải thiện về môi trường, nâng cao an sinh xã hội. Thành phố đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu, là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Năm 2018, Đà Nẵng đã được chọn làm đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài được bình chọn bởi Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO). Theo đó, TP Đà Nẵng tiếp tục định hướng phát triển với chủ đề thi đua xây dựng “Thành phố 4 an” (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an sinh xã hội và an toàn thực phẩm).

Thành phố Cần Thơ

 

 

Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Được mệnh danh là Tây Đô - Thủ phủ của miền Tây Nam bộ, Cần Thơ tiếp tục là trung tâm kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các vùng lân cận. Nơi đây còn rất nổi tiếng về mảng du lịch khi được biết đến như một đô thị miền sông nước. 
Theo quy hoạch đến năm 2025, Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, KHCN, y tế và văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mekong, đầu mối giao thông vận tải quan trọng nội vùng và liên vận quốc tế. Tương lai sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.

Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố Cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Song song đó, đây cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, ý tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ hai miền Bắc, chỉ sau Hà Nội.

Thành phố Hải Phòng

Ngoài ra, Hải Phòng còn có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên 2 hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Đây là đầu mối giao thông đường biển, vận tải biển phía Bắc với lợi thế cảng nước sâu. Thêm vào đó, Hải Phòng còn là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp Vùng duyên hải Bắc bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Ngoài ra, nơi đây cũng rất phát triển về du lịch.

Các tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương

Bên cạnh 5 thành phố trực thuộc Trung ương được đề cập ở trên thì sắp tới sẽ có 3 thành phố sắp trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 24/2/2021, Thủ tướng đã ban hành quyết định số 241/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030. Quyết định này ghi nhận đề xuất của 3 tỉnh Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn trên.

Theo đó: 
Dự kiến tỉnh Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến tỉnh Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 24-12-2012 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh phấn đấu xây dựng nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại-dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực tế, trong nhiều năm qua và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2031 - 2030, Nhà nước đã chú trọng đến phát triển theo vùng để phát huy lợi thế đặc thù của mỗi vùng về vị trí, địa chính trị, nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng. Mỗi vùng đều có cơ chế chính sách đặc thù trên cơ sở xây dựng vùng thành một thể thống nhất. Chính vì vậy, những vùng lân cận các thành phố trực thuộc Trung ương đang rất được quan tâm đầu tư phát triển. 

Riêng miền Trung, ngoài Đà Nẵng thì Quảng Nam chính là tỉnh thành được chú trọng đặc biệt về đầu tư, quy hoạch để phát triển lên thành phố trực thuộc. Theo đó, kinh tế - chính trị - văn hóa ở Quảng Nam đang trên đà phát triển. Kéo theo đó là nhu cầu tăng lên về nhà ở và là cơ hội đầu tư sinh lời từ các bất động sản ở khu vực này. 

Công ty CPDV Địa ốc New Đà Thành đang phân phối đa dạng các sản phẩm, dự án thuộc vùng liên tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam. Chúng tôi rất mong bài viết này sẽ hữu ích và cung cấp nhiều thông tin cho bạn.
 

Bài viết nổi bật

Đối tác & Khách hàng