5-01-01

QUY TRÌNH VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA NHÀ, ĐẤT

30.08.2022 - Bất động sản là tài sản có giá trị rất lớn, cùng với nó là nguy cơ tiềm ẩn cao. Đặc biệt là về mặt pháp lý và cho vay. Phần lớn người dân khi mua bất động sản như nhà, đất, căn hộ,... đều vay mượn vốn ngân hàng. Việc vay tiền dù dùng cho mục đích gì cũng đều tồn tại những rủi ro không nhất định. Bởi lẽ, chỉ cần bạn lơ là một chút thì nó có thể đẩy bạn vào hoàn cảnh nợ nần chồng chất, không thể thoát ra. Chính vì vậy, việc nắm rõ quy trình vay mua bất động sản là điều thực sự cần thiết. Điều này giúp Quý khách thực hiện thủ tục vay vốn một cách đảm bảo và an tâm hơn.

Các phương thức vay vốn ngân hàng


Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cung cấp cho khách hàng khá nhiều hình thức vay vốn. Mục đích là để các quý khách hàng có thể linh động lựa chọn phương thức vay phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Nhưng nhìn chung, có hai phương thức vay vốn  chủ yếu đối với việc mua nhà đất, đó là:

  • Vay thế chấp: Quý khách hàng có thể sử dụng nhà đất mà bạn đang dự định mua để làm tài sản thế chấp. Hoặc dùng một tài sản khác của mình để tiến hành thế chấp. Với phương thức này, bạn có thể vay được khoản tiền lớn tùy theo giá trị tài sản thế chấp với thời gian vay dài.
  • Vay tín chấp: Đây là phương thức vay khá tiện lợi. Theo đó, bạn không cần phải thế chấp tài sản mà chủ yếu dựa vào sự uy tín, tin tưởng của mình. Tuy nhiên, bạn không thể vay số tiền quá lớn với hình thức vay này. Thời gian vay thường ngắn, đồng thời mức lãi suất cũng khá cao.

Các ngân hàng hiện nay ở Việt Nam hầu hết đều cho phép vay tiền mua nhà đất với số tiền lên đến 80 % giá trị định giá, thời gian vay kéo dài lên đến 25 năm. Lời khuyên đó là quý khách  nên vay tại ngân hàng thân thiết của mình. Bạn cũng có thể sử dụng ngân hàng liên kết với dự án mà bạn đang định mua để được hưởng mức lãi suất ưu đãi nhất. Đồng thời quá trình giải ngân cũng được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.


Thủ tục, quy trình vay mua bất động sản 

Vay vốn như thế nào? Nó có quy trình cụ thể không? Đó là gì? Đây là những thắc mắc mà rất nhiều người muốn được giải đáp. Nắm rõ được quy trình vay vốn mua nhà đất sẽ giúp Quý khách hàng hoàn thiện thủ tục nhanh và dễ hơn.

 

Mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình, thủ tục vay mua bất động sản riêng. Bên cạnh đó, các nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn từng bước, những giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục. Nhìn chung, thủ tục cho vay mua nhà đất bao gồm các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ

  • Hồ sơ nhân thân:
  • CMND/Hộ chiếu
  • Hộ khẩu hoặc KT3
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân...

Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn:

  • Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của ngân hàng)
  • Hợp đồng đặt cọc/mua bán nhà
  • Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu và hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua

Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ: Đây là hồ sơ cần thiết để đảm bảo khoản vay không trở thành nợ xấu. Nó quyết định bạn có đủ điều kiện vay hay không và với mức bao nhiêu.

  • Nếu nguồn thu nhập từ lương, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động/sao kê tài khoản nhận lương (Nếu nhận lương chuyển khoản), Bảng lương và xác nhận lương của công ty (Nếu nhận lương tiền mặt).
  • Nếu nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản/Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất, Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê, Ảnh chụp tài sản cho thuê.
  • Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể/doanh nghiệp, Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh

Hồ sơ khác: Cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán… trong trường hợp đang có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác. 

Bước 2: Thẩm định và định giá tài sản

Sau khi đã cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết, bước tiếp theo nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và định giá tài sản thế chấp. Đó có thể là căn nhà quý khách hàng định mua hoặc tài sản thế chấp khác tùy theo phương thức vay mà bạn lựa chọn.
Quy trình thẩm định thông thường bao gồm:

  • Kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng của khách hàng
  • Thẩm định qua trao đổi điện thoại
  • Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản thế chấp

Trong quá trình thẩm định, việc định giá tài sản có thể diễn ra đồng thời hoặc sau khi đã có quyết định cho phép vay. Bộ phận định giá có thể thuộc ngân hàng hoặc đơn vị độc lập bên ngoài. Việc này còn tùy theo chính sách hoạt động của mỗi ngân hàng. Chi phí định giá có thể do ngân hàng trả hoặc do người đi vay trả, tùy theo quy định từng ngân hàng. Giá trị định giá tài sản thế chấp sẽ là cơ sở để xác định khoản tiền khách hàng có thể vay được nhiều hay ít.


Bước 3: Đưa ra quyết định vay, tiến hành giải ngân

Nếu hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để vay vốn, phía ngân hàng sẽ thông báo chấp thuận cấp tín dụng. Sau đó sẽ tiến hành các thủ tục liên quan đến giải ngân khoản vay. Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Đã hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất
Các bên ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc tỉnh/thành phố).
Ngân hàng sẽ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ đỏ, sổ hồng...). Sau đó, tiến hành giải ngân cho bên mua để trả tiền cho bên bán.
Trường hợp 2: Chưa hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất
Bên mua và bên bán đất, cùng ngân hàng ký thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua.

Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên bên bán. Tiếp theo là phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng sẽ giải tỏa sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán sau khi bên mua ký hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

Bước 4: Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng

Trong suốt thời gian vay, nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng có đúng mục đích hay không. Cũng như là để đảm bảo rằng khách hàng vẫn đủ khả năng trả nợ.
Quy trình vay tiền chỉ kết thúc khi nào bên mua/ người chịu trách nhiệm đi vay trả hoàn toàn hết số nợ gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

Hy vọng bài viết phần nào hỗ trợ bạn nắm được quy trình, thủ tục khi vay vốn để mua bất động sản. Chúc Quý khách hàng chọn mua các sản phẩm ưng ý và kiểm soát được dòng tài chính của mình sau khi mua.


Địa ốc New Đà Thành xin giới thiệu đến Quý khách hàng một số dự án được hỗ trợ vay trên thị hiện nay, Quý khách có thể tham khảo như: Khu phố chợ Điện Nam Trung, KĐT Chu Lai Riverside, KĐT Epic Town, …

Bài viết nổi bật

Đối tác & Khách hàng